Một số câu hỏi thi đồ án Nền Móng
1, Thế nào là móng nông, thế nào là móng cọc?
2, Phân biệt móng cọc đài thấp & móng cọc đài cao?
3, Cọc BTCT trong móng cọc đài thấp có tính cốt thép không? Tính như thế nào?
4, Trong móng cọc đài thấp, tại sao phải bố trí khoảng cách các cọc từ 3d-6d?
5, Cọc đài thấp có chịu uốn không? giải thích?
6, Sức chịu tải theo đất nền của cọc phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích?
7,tại sao tính lún cho ctrình lại dùng tải trọng tiêu chuẩn trong khi kiểm tra khả năng chịu lực của nền và móng lại dùng tải trọng tính toán
8, bản chất của phương pháp cộng lún các lớp phân tố là j
9, thế nào là áp lực hiệu dụng của đất nền tác dụng lên đáy móng….
10,nếu phải nối hai cọc lại với nhau (1 cọc 8m và một cọc 5m) thì nên bố trí như thế nào, đoạn nào trước.
11, Giải thích các hệ số trong biểu thức tính toán áp lực tiêu chuẩn của đất nền (45-78. và 45-70) tại Rtc (Rii) lại phụ thuộc vào b.
12, Tại sao khi xác định sức chịu tải của đất nền hay trong tính lún người ta thường chia nhỏ lớp đất thành các lớp nhỏ.
13,Tại sao lớp nọc bê tông là 3 cm khi khô, 7 cm khi ướt.
14, Độ cao mép móng đơn , móng băng tính trên cơ sở nào
15, Độ cao móng băng tại vị trí mép dầm băng tính trên cơ sở nào
16, với móng băng: tại cột biên trường hợp móng kết thúc tại mép cột và kéo dài thêm ra ngoài cột giống và khác nhau gì về sự làm việc và tính toán.
17,Với móng băng, củng như móng tổ hợp 2 cột ( móng đôi) thì kiểm tra cắt theo chọc thủng hay cắt như dầm thông thường, tại sao.
18, vì sao chọc thủng kiểm tra theo 45 độ, có trường hợp đặc biệt khác không?
19, Vì sao chọc thủnh kiểm tra theo ho mà không KT theo h ( chiều cao móng)
20, Với giằng bố trí 1 lớp sắt: vị trí lớp sắt nằm phía trên, giữa, dưới của Tiết diện giằng. tại sao.
21,Nếu giữa hai cột có tường xây thì đó là giằng tường hai giằng móng. Sự giống và khác nhau về bản chất của hai loại giằng này.
22,Tại sao tăng chiều sâu chôn móng thì độ lún giảm?
23, Không cần làm lớp đệm móng được hay không?
24, Khi đào hố móng có diện tích lớn mà người công nhân lỡ tay dùng máy đào sâu hơn mặt phẵng đáy móng 1 hố to Sâu.rộng.cao (cm) = 30.60.80 thì ta xử lý sai sót này như thế nào.??
25, khi đóng cọt mà đơn vị thi công đóng cọc không đúng , ví dụ thiết kế đóng cọc vuông góc với mặt đất mà lỡ đóng nghiêng 30 độ so với phương thẳng đứng thì làm sao?
26,Cách tính Momen I-I và II-II ?
27,Tính lưới thép bệ móng như thế nào?
28,Tính toán theo đất nền hay theo vật liệu ?tại sao?cách tra bảng ( ví dụ tra Ri,tra A,B,….)
P/S:sẽ bổ sung thêm sau!!!
mình xin mở hàng trước nha : các bạn tìm hiểu thêm TC 48-78 và 205-1998 và GT nền móng – cơ học đất . Mấy câu này mình nhớ nhất , có gì góp ý thêm :
4, Trong móng cọc đài thấp, tại sao phải bố trí khoảng cách các cọc từ 3d-6d?
> vùng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cọc
7,tại sao tính lún cho ctrình lại dùng tải trọng tiêu chuẩn trong khi kiểm tra khả năng chịu lực của nền và móng lại dùng tải trọng tính toán
> tính lún là tải dài hạn nên dùng tải tiêu chuẩn còn kiểm tra cường độ thì phải có hệ số vượt tải ( trong thời gian ngắn sau đó mất đi nên ko ảnh hưởng lún )
12, Tại sao khi xác định sức chịu tải của đất nền hay trong tính lún người ta thường chia nhỏ lớp đất thành các lớp nhỏ.
> quy định theo TCXD 45-78 , còn cụ thể thì pó tay
13,Tại sao lớp nọc bê tông là 3 cm khi khô, 7 cm khi ướt.
> bảo vệ cốt thép khỏi bị ăn mòn
16, với móng băng: tại cột biên trường hợp móng kết thúc tại mép cột và kéo dài thêm ra ngoài cột giống và khác nhau gì về sự làm việc và tính toán.
> Dầm đơn giản có đầu thừa hay không , nếu có đầu thừa thì nội lực trong móng băng giảm xuống
18, vì sao chọc thủng kiểm tra theo 45 độ, có trường hợp đặc biệt khác không?
> góc phá hoại bê tông là 45o
19, Vì sao chọc thủnh kiểm tra theo ho mà không KT theo h ( chiều cao móng)
> vì vị trí trọng tâm nhóm cốt thép là a nên h0=h-a
21,Nếu giữa hai cột có tường xây thì đó là giằng tường hai giằng móng. Sự giống và khác nhau về bản chất của hai loại giằng này.
> giằng tường thì chỉ cần thiết kế theo cấu tạo để đỡ tường bên trên
giằng móng phải tính toán cẩn thận chống độ lệch tâm giữa các móng với nhau
22,Tại sao tăng chiều sâu chôn móng thì độ lún giảm?
> ma sát giữa móng và đất tăng lên
23, Không cần làm lớp đệm móng được hay không?
> lớp bê tông lót vừa làm sạch hố móng vừa làm coppha nên rất cần thiết
25, khi đóng cọt mà đơn vị thi công đóng cọc không đúng , ví dụ thiết kế đóng cọc vuông góc với mặt đất mà lỡ đóng nghiêng 30 độ so với phương thẳng đứng thì làm sao?
> theo mình là do đóng phải đá thì sẽ mở rộng đài cọc thêm .
Video hướng dẫn bảo vệ đồ án nền móng
Chúc các bạn thi tốt !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét